Sự cố tiếp mát của cuộn dây động cơ điện 3 pha công nghiệp
Những nguyên nhân gây ra sự cố tiếp mát của cuộn dây động cơ điện 3 pha công nghiệp . Cách tiến hành kiểm tra và xử lý?
Cuộn dây bị nhiễm ẩm hoặc bị bẩn
Cần phải tiến hành lau sạch, nếu những vết bẩn không nghiêm trọng lắm có thể dùng xăng để lau sạch, sau đó phải tiến hành kiểm tra lại điện trở cách điện, nếu điện trở cách điện thấp phải tiến hành sấy khô.
Chất cách điện của hộp đấu dây và dây dẫn bị bong rộp hoặc tổn hại
Nên sửa chữa hoặc thay mới hộp đấu dây. Kiểm tra cách điện của dây dẫn, nên tăng cường cách điện hoặc thay mới dây dẫn.
Lõi thép có mũi nhọn, bavia
Dùng đũa hoặc máy mài để làm mất mũi nhọn, bavia của lõi thép.
Công nghệ sửa chữa không đúng làm cho cuộn dây bị tiếp mát
1/ Dưỡng cuộn dây làm quá lớn, tuy cài dây thuận tiện nhưng do đầu dây quá dài, đỉnh bị chạm vào nắp đậy của động cơ điện, khi nối điện cuộn dây phóng điện vào đầu nắp đậy gây ra sự cố tiếp mát. Biện pháp giải quyết là phải quấn lại cuộn dây, cần sử dụng kích cỡ dưỡng cuộn dây sao cho thích hợp.
Nếu chưa thật cần kíp lắm có thể giải quyết bằng hai biện pháp sau: Thứ nhất, dùng bìa cách điện lót cách ly giữa đầu cuộn dây với đầu vỏ máy; thứ hai, nếu cuộn dây chưa được sơn thì dùng tấm gỗ lót lên đầu cuộn dây rồi dùng búa đập sao cho chiều dài đầu cuộn dây bên ngoài lõi thép thấp xuống để ngăn cách được với đầu vỏ máy.
2/ Bề rộng cách điện của rãnh không đủ, không thể bọc kín dây dẫn ở miệng rãnh làm cho lớp trên của dây dẫn luôn luôn chạm vào lõi thép ở mặt bên miệng rãnh hoặc chỗ chêm của rãnh gây ra sự cố tiếp mát. Biện pháp giải quyết là tháp chêm rãnh ra, lau sạch bụi bặm và dùng giấy cách điện lót lại, sau đó đệm những thanh cách điện vào và sơn cách điện lên.
3/ Những thanh đệm giữa hai lớp trong rãnh và thanh đệm chêm bị lệch hoặc khi cắt các thanh cách điện có bề rộng không đủ đều có thể tạo cho cuộn dây bị tiếp mát. Sự cố này trước hết gây ra chập mạch giữa các lớp trên và lớp dưới, sau đó là chạm vào lõi thép.
4/ Các mối hàn có bavia, cục hàn, đầu nhọn,… làm xây xát lớp cách điện gây ra sự cố tiếp mát của cuộn dây.
5/ Nối các búi dây không chính xác, đánh dấu búi dây ba pha không rõ ràng gây ra sự cố tiếp mát của các búi dây. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng nối lại dây và đánh dấu búi dây ba pha chính xác.
6/ Thiếc hàn hoặc bụi bẩn rơi vào trong rãnh hoặc nắp đầu. Cho nên, khi tiến hành phải xác định đúng vị trí, thông thường tiến hành hàn ở vị trí mặt bằng ngoài lõi thép. Trước khi hàn phải dùng giấy bìa che đậy những nơi không hàn.
Phương pháp thông thường kiểm tra sự cố tiếp mát:
1/ Áp dụng cách kiểm tra bằng bóng đèn thử, một đầu dây thử đấu vào đầu búi dây, một đầu đấu vào vỏ máy, nếu đèn sáng chứng tỏ búi dây tiếp đất, nếu đèn chỉ tỏ mờ mờ là chất cách điện kém nhưng vẫn chưa tiếp mát hoàn toàn.
2/ Áp dụng cách kiểm tra bằng ôm kế.
– Điện trở cách điện bằng không chứng tỏ chất cách điện đã bị đánh thủng, bị tiếp mát.
– Điện trở cách điện có trị số rất nhỏ, chứng tỏ búi dây chưa tiếp mát, có thể là do chất cách điện bị ẩm hoặc bị ô nhiễm.
– Điện trở cách điện chập chờn bằng không (kim đồng hồ lúc lắc không ổn định) chứng tỏ búi dây chưa hoàn toàn tiếp mát, có thể là do bột than bám vào làm ảnh hưởng tới sự thay đổi trị số điện trở cách điện.
Khi chất lượng cách điện còn tốt, chỉ là do bị nhiễm ẩm, bị bẩn, chất cách điện bị bong rộp ít chỗ thì mới tiến hành xử lý sửa chữa cục bộ, tăng cường thêm chất cách điện. Nếu chất cách điện đã bị lão hóa thì không thể áp dụng sửa chữa cục bộ, mà phải sửa chữa lớn bằng cách quấn lại cuộn dây mới đảm bảo được.
Việc xử lý sự cố tiếp mát cuộn dây ở trong rãnh rất khó khăn, cần phải hơ nóng để có thể gỡ được những thanh chêm, cuộn dây ra, rồi lót chất cách điện bên trong rãnh cài lắp lại cuộn dây, chêm chặt miệng rãnh lại.
Sự cố tiếp mát cuộn dây ( hầu hết các hãng mô tơ trên thị trường vẫn thường có những trường hợp gặp sự cố tiếp mát dẫn đến chập mạch hay còn gọi là sự phóng điện gây cháy nổ động cơ nếu người dùng không kiểm tra và bảo trì thường xuyên )
Lời khuyên của chúng tôi là khi người sử dụng động cơ nên kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng thường xuyên để động cơ hoạt động tối ưu, nếu có hoạt động nào bất thường cần kiểm tra ngay để tránh rủi ro tốn kém. Không những giúp động cơ hoạt động êm, bền, mà tiết kiệm được điện năng và chi phí sữa chữa cũng như tiến độ công việc được hoàn thành .
Từ khóa: Động cơ giảm tốc, Motor giảm tốc, Hộp số giảm tốc, Đầu giảm tốc, Động cơ 3 pha, Motor 3 phase, Motor điện, Motor liền giảm tốc, Motor giảm tốc Cyclo, Motor điện 3 pha, Motor điện 1 pha, Động cơ liền hộp số, Động cơ liền giảm tốc, Motor AC, Motor DC, VS Motor, motor giảm tốc NMRV, Hộp giảm tốc, động cơ giảm tốc chân đế, động cơ giảm tốc mặt bích, động cơ giảm tốc vuông góc, motor giảm tốc cốt âm
Những tin mới hơn
- Lưu ý công tác bảo trì, bảo dưỡng hộp giảm tốc (28/02/2017)
- HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN ĐỘNG CƠ VÀ LẮP ĐẶT (03/03/2017)
- THÔNG SỐ CÁC LOẠI HỘP GIẢM TỐC (03/03/2017)
- Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho động cơ điện (09/03/2017)
- CÁC ỨNG DỤNG ĐỘNG CƠ GIẢM TỐC TRONG CÔNG NGHIỆP (23/02/2017)
- Sự cố làm đứt mạch cuộn dây của động cơ điện ba pha (15/02/2017)
- Nguyên lý hoạt động của động cơ điện 3 pha (12/11/2019)
- Những điều cần chú ý khi sự dụng động cơ giảm tốc (30/08/2017)
- Hiện tượng quạt kêu to,rung, giật khi đang quay (15/02/2017)
- Motor giảm tốc = Động cơ điện + Hộp giảm tốc (03/03/2018)
Những tin cũ hơn
- Motor giảm tốc là gì ? (07/03/2013)
- Những ứng dụng phổ biến của hộp số giảm tốc (06/03/2013)
- Hộp giảm tốc là gì – ứng dụng của hộp giảm tốc (05/03/2013)
- Nguyên lý hoạt động của motor giảm tốc bánh răng côn (05/03/2013)
- Phân biệt động cơ có hộp số và động cơ không hộp số (04/03/2013)
- Cách lựa chọn hộp số giảm tốc phù hợp với mục đích sử dụng (19/09/2012)
- Tìm hiểu ưu nhược điểm của hộp số giảm tốc trục vuông góc (13/09/2012)
- Quy trình bảo dưỡng motor giảm tốc tải nặng (12/12/2012)
- Ứng dụng của động cơ giảm tốc loại nhỏ mini (14/10/2010)
- Tìm hiểu về hộp số giảm tốc NMRV (13/10/2010)
Join