Động cơ giảm tốc ! Tại sao phải có động cơ giảm tốc?
Động cơ giảm tốc là gì? Công dụng của nó? Nguyên lý hoạt động như thế nào?…Đó là những câu hỏi mà đối với nhiều người mới tiếp xúc lĩnh vực này sẽ đặt ra, bởi đơn thuần, động cơ giảm tốc không phải động cơ điện đơn lẻ.
Động cơ điện là thiết bị mà cấp điện cho nó, trục của nó sẽ quay với tốc độ rất lớn (1450, 2500 v/p). Mà trong các hoạt động sản xuất, hoạt động thường ngày sẽ có những thiết bị không hoạt động ở tốc độ cao như vậy mà sẽ hoạt động ở các dải tốc độ thấp hơn rất nhiều, ví dụ như băng tải, xe cộ … những thiết bị cần mô men lớn như cầu trục, máy trộn, máy nghiền….
Nếu vậy, sẽ có câu hỏi đặt ra là tại sao không chế tạo động cơ với tốc độ thấp hơn. Với điều kiện kỹ thuật hiện tại, việc chế tạo động cơ tốc độ thấp hoàn toàn có thể, tuy nhiên chi phí sẽ cao hơn rất nhiều lần vì đòi hỏi kỹ thuật công nghệ rất cao. Do đó giải pháp tốt nhất là sử dụng thêm 1 hộp giảm tốc độ lắp vào động cơ để đầu ra có được tốc độ như mong muốn.
=> Động cơ giảm tốc = Động cơ điện + Hộp giảm tốc
Động cơ điện:
Là thiết bị chuyển hóa điện năng thành cơ năng ở dạng chuyển động quay tròn. Có nhiều loại động cơ điện khác nhau dựa vào nguyên lý vận hành, dòng điện cấp. Phổ biến trong công nghiệp hiện nay là đông cơ điện 3phase.
Trong động cơ 3 phase còn có loại 2 cặp cực (2poles), 4 cặp cực (4poles) và 6 cặp cực (6poles) cho các tốc độ vòng quay tương ứng khác nhau.
Cùng với đó là các đặc tính kỹ thuật khác nhau của mỗi loại tùy thuộc vào điều kiện làm việc như trong môi trường dễ cháy nổ (động cơ phòng nổ), môi trường nhiều bụi, hạt nước, độ ẩm cao (yêu cầu độ làm kín cao), điều kiện nhiệt độ cao (trong các môi trường nhiệt luyệt)….
Tùy thuộc vào các đặc tính khác nhau mà các yêu cầu về động cơ khác nhau.
Hộp giảm tốc:
Chỉ tên “Hộp giảm tốc” đã nói lên được tác dụng của nó: đầu vào nối với động cơ, đầu ra cho vận tốc quay nhỏ hơn, theo yêu cầu công việc.
Hộp giảm tốc là hệ thống truyền động bao gồm các cặp bánh răng, trục vít bánh vít, hoặc truyền động kiểu hành tinh, kiểu đĩa lệch tâm.
Tất cả đều đáp ứng nhu cầu chuyển đổi tốc độ cao của động cơ thành tốc độ làm việc của hệ thống. Tùy thuộc cách lắp ghép, vị trí lắp ghép, không gian lắp ghép và yêu cầu truyền động mà ta có loại chân đế, mặt bích, loại vuông góc, thẳng trục và đồng trục, cốt âm và cốt dương, tự hãm hay không… Có rất nhiều yêu cầu khác nhau để định hình nên một hộp giảm tốc.
Nguyên lý hoạt động của động cơ giảm tốc:
Là sự kết nối giữa động cơ điện và hộp giảm tốc, nguyên lý hoạt động của động cơ giảm tốc hình thành trên nguyên lý hoạt động của 2 bộ phận chính cấu thành:
Động cơ điện: Hoạt động dựa trên nguyên tắc cảm ứng điện từ, dòng diện 3phase sẽ sinh ra từ trường quay trên stato của động cơ, roto là các thanh cảm ứng sẽ sinh ra dòng điện cảm ứng, từ đó tạo ra lực điện từ gây momen làm quay trục động cơ. Tốc độ quay của trục roto luôn nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường quay nên động cơ còn được gọi là động cơ không đồng bộ.
Hộp giảm tốc hoạt động dựa trên nguyên lý cơ học: Sự ăn khớp giữa các cặp bánh răng, trục vít bánh vít. Khi cần sử dụng ở tốc độ đầu ra n1, với tốc độ động cơ là n0
ta có tỷ số truyền của hộp giảm tốc: i=n0/n1
với tỷ số truyền i, và momen truyền động yêu cầu, nhà sản xuất sẽ tính toán số cấp bánh răng, tỉ số truyền trên mỗi cấp phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng!
Từ khóa: Động cơ giảm tốc, Motor giảm tốc, Hộp số giảm tốc, Đầu giảm tốc, Động cơ 3 pha, Motor 3 phase, Motor điện, Motor liền giảm tốc, Motor giảm tốc Cyclo, Motor điện 3 pha, Motor điện 1 pha, Động cơ liền hộp số, Động cơ liền giảm tốc, Motor AC, Motor DC, VS Motor, motor giảm tốc NMRV, Hộp giảm tốc, động cơ giảm tốc chân đế, động cơ giảm tốc mặt bích, động cơ giảm tốc vuông góc, motor giảm tốc cốt âm
Những tin mới hơn
- Cách lựa chọn và sử dụng động cơ điện phù hợp nhất (26/11/2017)
- Điện 110v khác 220v và sự khác nhau về lưới điện giữa các quốc gia (26/11/2017)
- Công thức tính momen xoắn trên trục động cơ điện (27/11/2017)
- CÁCH CHỌN MUA ĐỘNG CƠ ĐIỆN (27/11/2017)
- SO SÁNH BỘ BIẾN TẦN VÀ BỘ ĐIỀU KHIỂN VS (26/11/2017)
- LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU 3 PHA Ở LƯỚI ĐIỆN 1 PHA (26/11/2017)
- Nguyên lý hoạt động của động cơ điện 3 pha (12/11/2019)
- Tiêu chuẩn IEC áp dụng cho động cơ điện (01/12/2018)
- Động cơ điện và nguyên tắc cơ bản khi sự dụng (12/12/2018)
- Motor giảm tốc = Động cơ điện + Hộp giảm tốc (03/03/2018)
Những tin cũ hơn
- Motor giảm tốc là gì ? (07/03/2013)
- Những ứng dụng phổ biến của hộp số giảm tốc (06/03/2013)
- Hộp giảm tốc là gì – ứng dụng của hộp giảm tốc (05/03/2013)
- Nguyên lý hoạt động của motor giảm tốc bánh răng côn (05/03/2013)
- Phân biệt động cơ có hộp số và động cơ không hộp số (04/03/2013)
- Cách lựa chọn hộp số giảm tốc phù hợp với mục đích sử dụng (19/09/2012)
- Tìm hiểu ưu nhược điểm của hộp số giảm tốc trục vuông góc (13/09/2012)
- Quy trình bảo dưỡng motor giảm tốc tải nặng (12/12/2012)
- Ứng dụng của động cơ giảm tốc loại nhỏ mini (14/10/2010)
- Tìm hiểu về hộp số giảm tốc NMRV (13/10/2010)
Join