Cách chọn biến tần cho động cơ motor

Thứ ba - 16/02/2021 15:07

Cách chọn biến tần cho động cơ motor

Biến tần – inverter hay còn được gọi là bộ biến đổi tần số, là một thiết bị điều chỉnh tốc độ quay của động cơ điện xoay chiều thông qua việc thay đổi tần số nguồn điện cấp cho động cơ.
Ngoài ra, điện áp cấp cho động cơ của biến tần cũng thay đổi theo tần số nên biến tần đôi khi còn được gọi là bộ biến đổi điện áp tần số. Việc chọn lựa biến tần cho động cơ motor theo tải là một việc rất quan trọng. Việc đầu tiên là bạn phải xác định được loại tải của máy móc là loại nào: Tải nhẹ hay tải nặng, tải trung bình và chế độ vận hành là ngắn hạn hay dài hạn. Để giúp các khách hàng lựa chọn các sản phẩm biến tần phù hợp chúng tôi sẽ gợi ý một số thông tin tham khảo khi lựa chọn biến tần.

Chọn biến tần theo tải

Tải được xác định nặng hay nhẹ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người vận hành máy móc

    Tải nhẹ: Các ứng dụng như bơm, quạt

    Tải trung bình: Các ứng dụng như máy công cụ, máy ly tâm, băng tải, bơm áp lực.

    Tải nặng: Các ứng dụng như cẩu trục, nâng hạ, máy nén, máy ép

Lưu ý: Biến tần tải nặng hơn dùng tốt cho tải thấp hơn cùng công suất nhưng sẽ gây lãng phí vì giá cao hơn. Trong khi biến tần loại tải nhẹ hơn thì không thể dùng được cho loại tải nặng hơn cùng công suất. Trong một số trường hợp có thể chọn biến tần loại tải nhẹ hơn có cấp công suất cao hơn để dùng cho tải nặng hơn.

Chọn biến tần theo chế độ vận hành

–  Chế độ vận hành cũng ảnh hưởng đến việc chọn lựa biến tần .

–  Chế độ ngắn hạn: biến tần điều khiển động cơ giảm tốc, tăng tốc chạy/dừng hoặc đảo chiều quay liên tục đòi hỏi chế độ này cần chọn loại biến tần có khả năng chịu quá tải cao, đế tản nhiệt lớn.

– Chế độ dài hạn: Thường đặt tốc độ cố định rồi chạy luôn hoặc ít thay đổi trong quá trình vận hành Nếu bạn chọn đúng loại biến tần cần sử dụng thì hệ thống sẽ làm việc ổn định hơn, bền hơn và đặc biệt là tiết kiệm chi phí đầu tư.

* Trong thực tế, để giảm tải trọng cho hệ thống và giảm công suất Motor cũng như biến tần người ta thường gắn thêm các bộ truyền động ( còn được gọi là hộp giảm tốc, hộ số ) với tỷ số truyền cao. Khi đó moment tại ngõ ra sẽ tỷ lệ nghịch với tốc độ.

Nếu hệ thống không yêu cầu gắt gao về độ chính xác, moment tải thì bạn nên chọn những loại máy biến tần rẻ tiền một chút, ít chức năng cao cấp và lấy công suất động cơ là mức thấp trung bình.

– Trong trường hợp công việc yêu cầu phải có một số tính năng cao cấp chẳng hạn tốc độ, moment tải không đổi thì bạn phải căn cứ vào tải đáp ứng để lựa chọn. Có những trường hợp phải chọn công suất của biến tần vượt 1,5 lần công suất động cơ và động cơ này cũng phải là loại đặc biệt (Vector motor).

Đặc biệt vì yêu cầu sức căng và tính đồng bộ về tốc độ của động cơ trong những dây chuyền loại này nên một số động cơ luôn làm việc ở chế độ ngắn hạn, liên tục.

Hướng dẫn lắp đặt động cơ điện đúng cách

Môi trường xung quanh

- Đảm bảo rằng động cơ điện được bảo vệ chống sự xâm nhập dầu, nước hoặc bụi bẩn và đặc biệt trong môi trường làm việc xung quanh động cơ điện đang diễn ra công việc xây dựng.

- Đảm bảo môi trường thoáng đủ không khí để lấy gió giải nhiệt.

- Khi lắp đặt động cơ trong môi trường nguy hiểm, đảm bảo rằng khí, bụi và nhiệt độ của khu vực phân loại phải được tuân thủ theo các điều kiện các thông số chung trên tem của động cơ.

Ráp động cơ

- Chân đế được cố định một cách chắn chắn, các bệ bằng phẳng đảm bảo duy trì sự cố định và chống rung cho động cơ.

- Miếng đệm cao su (nếu cần) phải có kích thước phù hợp và được đặt liền kề giữa các đinh vít cố định chân đế.

- Lớp phủ bảo vệ trên cốt và/ hoặc mặt bích phải được tháo bỏ trước khi kết nối với tải truyền động.

- Một lớp mỏng của mỡ bò cho cốt và mặt bích sẽ ngăn chặn sự ăn mòn trong quá trình và hỗ trợ sự tháo bỏ của các bánh răng hoặc khớp nối truyền động.

- Pu-ly và khớp truyền động nên được độc lập cân bằng với then cài chốt như là bộ phận quay của động cơ.

- Phải đảm bảo sự vừa vặn pu-ly hoặc khớp truyền động với trục động cơ để con lăn/ vòng bi bạc đạn không bị hư hỏng. Cả cốt và lỗ khoan khớp truyền động phải được làm sạch và bôi trơn. Nếu sự gắn khớp vẫn còn quá chật thì pu-ly hoặc khớp truyền động nên được nung nóng trước trong không khí hoặc thoa dầu mỡ để sự lắp ráp được dễ dàng hơn.

- Không dùng phương pháp va đập mạnh trong lắp ráp hoặc tháo gỡ pu-ly và khớp truyền động. Nên sử dụng dụng cụ thích hợp cho việc tháp lắp để ngăn chặn sự hư hỏng của cốt và bạc đạn. Lỗ ren (lỗ ta-rô) được cung cấp trong phần mở rộng trục để hỗ trợ trong việc lắp ráp khớp truyền động và pu-ly.

- Pu-ly và dây curoa: điều quan trọng của động cơ được nối với tải sử dụng pu-ly và dây curoa đảm bảo sự căng dây curoa không vượt quá tải hướng tâm an toàn làm việc của động cơ. Tải hướng tâm quá mức sẽ dẫn đến làm giảm tuổi thọ của bạc đạn với khả năng gãy cốt của động cơ. Hành động này cần phải được thực hiện để đảm bảo lựa chọn đúng của kích cỡ rãnh cùng pu-ly và dây đai (khớp răng, rãnh chữ V, phẳng - ngang) điều này được thực hiện tốt nhất trong sự tham vấn với sự chuyển giao của hãng.

- Cần phải tuyệt đối cẩn thận khi lắp ráp một động cơ hoàn chỉnh, vì sai lệch sẽ gây ra sự suy giảm tuổi thọ bạc đạn một cách nhanh chóng dẫn đến các lỗi cơ khí khác do sức ép trong quá trình vận hành.

- Sau khi thắt chặt chốt của đệm bu lông, nên kiểm tra lại vị trí lắp chân đế có thể bị sai lệch trong quá trình lắp máy móc.

Lưu ý: Pu-ly phải luôn áp sát vào vai trục và được cố định chặt trên trục. Không được dùng những lực tác dụng mạnh lên nó.

Đấu nguồn điện

Bảo đảm rằng tất cả các kết nối điện chắc chắn và liên tục.

Kiểm tra khởi động từ thiết bị bảo vệ quá tải của động cơ để có được sự đánh giá và thiết lập đúng. Tất cả các thiết bị đóng cắt, cầu chì HRC hoặc các thiết bị bảo vệ đi kèm với động cơ phải được đánh giá sao cho thích hợp với hoạt động tại lúc đó và các đặc tính khi khởi động.

Dây cáp đấu nối cung cấp phải được chọn cho phù hợp nhằm tránh trường hợp sụt điện áp. Trong trường hợp biến tần được đặt ở xa mà kết nối với động cơ thì cần liên hệ với nhà cung cấp để được tư vấn.

Kiểm tra sơ đồ kết nối trên hộp điện của động cơ và đảm bảo rằng dây cấp chính được kết nối chắc chắn trong sự cân nhắc về thứ tự các pha cung cấp.

Bảo đảm rằng đầu cáp điện vô động cơ phải được xiết chặt đồng thời không làm mất miếng chụp đầu Coss. Các miếng đệm phải được đặt đúng thứ tự và đầu nối dây cáp xiết chặt lên domino để bảo vệ khỏi phóng điện.

Bảo đảm rằng nối đất phải được thực hiện với tất cả các điểm nối đất được bố trí theo tiêu chuẩn trên động cơ.

Nếu sừ dụng nút dây cho đấu dây,nút này phải có ren và được niêm chắc chắn lại.

Kiểm tra trước khi khởi động

Trước khi tiến hành khởi động ban đầu, cần kiểm tra những điều sau đây:

- Điện trở cách điện chịu đựng của các cuộn trong động cơ tới mặt đất phải trên 1MΩ cho động cơ thấp hơn hoặc bằng 600V và trên 10MΩ cho động cơ trên 600V.

- Đảm bảo điện trở điện được mắc vào rơ-le bảo vệ động cơ nhằm ngắt nguồn cung cấp tới động cơ khi nhiệt độ tăng cao quá mức.

- Đầu dò phải được kết nối với thiết bị đầu ra để bảo vệ motor điện trong trường hợp quá nhiệt.

- Đoản mạch toàn bộ các cuộn dây và tiến hành kiểm tra độ cách điện giữa các cuộn dây với nhau và các cuộn với vỏ động cơ. Điện trở sấy chống ngưng tụ nước (nếu được cung cấp), phải được lắp sao cho nó sẽ khởi động khi nguồn cung cấp cho động cơ không hoạt động, và ngược lại, nó sẽ bị tắt đi nếu nguồn cung cấp cho động cơ đang hoạt động

- Bảo đảm rằng điện áp cung cấp và tần số phù hợp với những gì ghi trên nhãn sản phẩm động cơ.

- Bảo đảm rằng trục có thể quay tự do trước quá trình khởi động ban đầu.

Tổng số điểm của bài viết là: 10110 trong 4972 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn