Bánh răng là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bánh răng hộp giảm tốc

Thứ sáu - 25/06/2021 04:01

Bánh răng là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bánh răng hộp giảm tốc

Bánh răng xuất hiện ở mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta, chúng thường có mặt trong bộ phận máy của máy móc, xe máy,.. đặc biệt là trong lĩnh vực cơ khí, bánh răng là chi tiết quan trọng không thể thiếu.
Với sự thiết thực cao nhưng để trình bày cụ thể về cấu tạo, nguyên lý hoạt động hay đơn thuần là trả lời cho câu hỏi thì không phải ai cũng có thể giải thích rõ ràng được.

Bánh răng là gì?

Bánh răng là một chi tiết quan trọng trong cơ khí, chi tiết này gồm các răng đã được cắt khớp với bộ phận khắc răng khác nhằm để thực hiện quá trình truyền momen quay. Hai bánh răng đều được thiết kế phần răng giống như nhau.

Bánh răng chỉ hoạt động theo cặp như 2 cặp, 3 cặp hoặc 4 cặp bánh răng tùy vào nhu cầu sử dụng. Chúng nối tiếp nhau theo hình song song. Công dụng chính của bánh răng là dùng để điều phối vận tốc quay của thiết bị tăng lên hay giảm xuống.

Hiện nay có các loại bánh răng phổ biến sau:

    Bánh răng trụ (răng xoắn, răng nghiêng và răng thẳng)
    Bánh vít
    Bánh răng côn (răng xoắn và răng thẳng)

Thông số kĩ thuật của bánh răng hộp giảm tốc

Sau đây là các thông số kỹ thuật của bánh răng hộp giảm tốc mà bạn nên biết:

Vòng đinh

Vòng đinh được kí hiệu là da, chúng chính là đường tròn đi qua phần đỉnh răng:

Được tính theo công thức: da=m(z+2)

Vòng đáy

Vòng đáy cũng được kí hiệu là da, chúng là đường tròn di chuyển qua phần đáy của bánh răng.

Được tính theo công thức: da=m(z-2.5)

Vòng chia

Vòng chia là một đường tròn tiếp xúc với 1 đường tròn khác tương ứng mỗi khi mà 2 bánh răng này hoạt động và ăn khớp với nhau. Vòng chia được kí hiệu là d

Được tính theo công thức: d=m.Z

Số răng

Z chính là số răng của bánh răng và được tính bằng công thức Z=d/m. Số răng nhỏ nhất của bánh răng là 17.

Bước răng

Bước răng là thông số thể hiện độ dài cung giữa 2 profin của 2 phần răng kề cận nhau được đo trên vòng chia.

Được tính theo công thức sau: P=m.π

Modun (m)

Đây là thông số quan trọng nhất của động cơ bánh răng. Tại vì để tính được các thông số khác đều phải phụ thuộc vào modun.

Modun được tính theo công thức sau: m=P/π, thông thường modun sẽ có giá trị nằm trong khoảng từ 0.05 cho đế 100mm

Chiều cao răng (h)

Khoảng cách hướng tâm giữa vòng đáy và vòng đinh của bánh răng được gọi là chiều cao răng. Còn chiều cao đầu răng sẽ chính là khoảng cách hướng tâm từ vòng chia đến giữa vòng đinh và được kí hiệu là ha.

Chiều cao đầu răng được tính theo công thức: ha=m

Khoảng cách hướng tâm tính từ giữa vòng chia cho đến vòng đáy được gọi là chiều cao chân răng và được kí hiệu là hf.

Chiều cao chân răng được tính theo công thức: hf=1.25m

Do đó chiều cao răng sẽ được tính là: h=ha+hf= 2.25m

Chiều dày răng (St)

Chiều dày răng dùng để thể hiện độ dài cung tròn giữa 2 profin của 1 răng, chúng sẽ được do trực tiếp trên vòng tròn.

Công thức tính chiều dài răng: St=P/2=m/2

Chiều rộng rãnh răng (Ut)

Chiều rộng rãnh răng chính là độ dài cung tròn được tính trên vòng chia.

Được tính theo công thức: Ut=P/2=m/2

Nguyên lý hoạt động của bánh răng hộp giảm tốc

Chúng hoạt động theo nguyên lý khăng khăng, các bánh răng sẽ quay khớp với nhau dựa theo một tỷ số đường truyền đã được quy định để tạo ra số vòng quay như mong muốn của người điều khiển.

    Khi muốn giảm tốc thì bánh răng nhỏ sẽ phải quay đủ 3 vòng để cho bánh răng lớn hoàn thành 1 vòng.

    Khi muốn tăng tốc thì bánh răng lớn sẽ quay 1 vòng để cho bánh răng nhỏ có thể 3 vòng.

Tổng số điểm của bài viết là: 10140 trong 4978 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn