Giải thích các chế độ làm việc S1, S2, S3 của động cơ điện
Chế độ công tác của động cơ điện một pha như thế nào? Chế độ công tác là đối với các loại trạng thái phụ tải (bao gồm chạy không tải, ngừng quay), thời giản tiếp tục duy trì và trình tự làm việc trước sau.
Thông thường dựa theo sự liên tục, chế độ công tác ngắn và theo chu kỳ được phân thành 10 loại, tức được biểu thị bằng S1÷S10.
S1 là chế độ công tác liên tục. Biểu thị là động cơ điện được vận hành với phụ tải cố định đủ thời gian để đạt tới sự ổn định về nhiệt. Nói cách khác, loại động cơ điện này có thể vận hành liên tục trong một thời gian dài trong tình trạng công tác định mức.
S2 là chế độ công tác trong thời gian ngắn. Như S2-30min (phút), biểu hiện động cơ điện này làm việc trong một thời gian ngắn hạn là 30 phút.
Chế độ công tác trong thời gian ngắn là biểu hiện động cơ điện được vận hành trong thời gian ngắn dựa theo phụ tải cố định đã định trước, trong khoảng thời gian đó động cơ điện không đủ để đạt tới ổn định về nhiệt, sau đó tùy theo động cơ ngừng chạy hoặc mất năng lượng trong một thời gian đủ làm cho động cơ điện lạnh đi và trong khoảng hiệu số nhiệt độ môi trường 2K.
S3÷S8 là chế độ công tác theo chu kỳ, S9÷S10 là chế độ công tác không theo chu kỳ.
Về định mức của động cơ điện một pha có 5 loại:
Định mức liên tục lớn nhất: Khi vận hành theo yêu cầu số hiệu ghi trên tên biển, động cơ điện có thể vận hành liên tục trong một thời gian dài, tức là định mức liên tục lớn nhất lấy chế độ công tác liên tục S1 làm chuẩn.
Định mức trong thời gian ngắn: Trong thời gian vận hành quy định, với tải lớn hay nhỏ và những quy định khác, động cơ điện có thể sử dụng bình thường trong một quy định hạn chế thời gian. Quy định hạn chế thời gian có: 10, 30, 60 và 90 phút.
Định mức liên tục cùng một hiệu quả: Nhà máy chế tạo vì để đơn giản hóa thí nghiệm mà quy định các loại điều kiện công tác và phụ tải đối với động cơ điện, động cơ điện theo những quy định trên có thể vận hành bình thường.
Chế độ công tác chu kỳ: Quy định chu kỳ của chế độ công tác chu kỳ là 10 phút. Hiệu suất bảo đảm duy trì phụ tải FC là trị số tỷ lệ giữa thời gian vận hành thực tế và thời gian chu kỳ của động cơ.
Định mức công tác không chu kỳ: loại động cơ điện có định mức này phải phù hợp với chế độ công tác S9 và S10
Từ khóa: Động cơ giảm tốc, Motor giảm tốc, Hộp số giảm tốc, Đầu giảm tốc, Động cơ 3 pha, Motor 3 phase, Motor điện, Motor liền giảm tốc, Motor giảm tốc Cyclo, Motor điện 3 pha, Motor điện 1 pha, Động cơ liền hộp số, Động cơ liền giảm tốc, Motor AC, Motor DC, VS Motor, motor giảm tốc NMRV, Hộp giảm tốc, động cơ giảm tốc chân đế, động cơ giảm tốc mặt bích, động cơ giảm tốc vuông góc, motor giảm tốc cốt âm
Những tin mới hơn
- Động cơ điện Dolin, cảnh báo động cơ nhái kém chất lượng (05/11/2018)
- Động cơ giảm tốc và phương pháp nhận biết hàng chất lượng (05/10/2018)
- Hướng dẫn sự dụng động cơ giảm tốc Dolin (06/11/2018)
- Quy trình đúc áp lực vỏ motor giảm tốc Dolin (23/09/2018)
- Dolin phải lấy chất lượng sản phẩm làm giá trị cốt lõi để cạnh tranh (04/02/2018)
- Động cơ điện DOLIN , cảnh báo động cơ nhái kém chất lượng (19/10/2017)
- Có nên mua động cơ điện 3 phase Dolin ? (16/07/2017)
- Tìm hiểu về ưu nhược điểm của các loại hộp giảm tốc Dolin Đài Loan (27/08/2017)
- Cấu tạo của mô tơ giảm tốc Dolin (01/11/2018)
- Động cơ điện Dolin – ưu điểm và nhược điểm (02/02/2018)
Những tin cũ hơn
- Cách phân biệt động cơ điện Dolin thật và giả (04/04/2014)
- Có nên mua mô tơ giảm tốc Dolin (03/03/2008)
- Tập đoàn Dolin chuyển nhà máy sản xuất từ Đài Trung, Đài Loan qua Việt Nam (02/05/2017)
- Thông báo về việc hàng giả - hàng kém chất lượng (12/12/2012)
Join